Đón Tết 2018: 15 phong tục đón Tết cổ truyền rất có thể bạn đã quên mất

Hoa Le– Homify Hoa Le– Homify
homify
Loading admin actions …

Tết cổ truyền dân tộc, hay còn gọi là Tết Nguyên Đán là dịp lễ mừng năm mới tại các nước phương Đông được tính theo lịch âm, khác với Tết Dương của phương Tây. Trên thế giới hiện nay chỉ có một số ít nước châu Á còn giữ phong tục ăn Tết cổ truyền này với Việt Nam, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Mông Cổ. Còn lại phần lớn các nước đều đã xóa bỏ truyền thống này mà chuyển sang ăn Tết Dương lịch để hòa nhập với thế giới.

Xã hội càng ngày càng phát triển, đi cùng nó là sự hội nhập và giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau, làm giàu thêm lối sống, phong tục của dân ta. Nhưng cũng vì thế mà những phong tục, thói quen truyền thống dần bị mai một và lãng quên. Trước kia dịp Tết là thời gian để gia đình sum họp, quây quần, dù ở xa đến đâu cũng cố gắng thu xếp để trở về đoàn tụ. Ngày nay, với thời gian nghỉ lễ kéo dài, người ta thường tranh thủ đi du lịch, đi nghỉ dưỡng. Tết đang dần dần mất đi chất liệu cổ truyền vốn có của nó.

Nhân dịp giáp Tết, tiếng chuông giao thừa đang ngày một gần hơn, kỳ này homify nhắc lại 15 phong tục đón Tết cổ truyền của cha ông ta mà có thể giới trẻ đang lãng quên từng ngày. 

15 kiểu đèn trang trí bàn thờ trang trọng và thẩm mĩ

Cải tạo vườn ngay với thiết kế đẹp ấm cúng cho nhà bạn dịp Tết

1. Tục cúng bái

homify Pasillos, vestíbulos y escaleras de estilo moderno

Thời điểm lễ Tết là dịp mà mọi gia đình đều bận rộn chuẩn bị cúng bái đất trời, tổ tiên:

- Cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp âm lịch (23/12)

- Cúng gia tiên: mời ông bà tổ tiên về ăn Tết, thường được thực hiện vào 30 Tết, sau đó tiếp tục các ngày trong Tết. Hết Tết, thường là mùng 5, một số gia đình có thể sớm hơn, sẽ thực hiện lễ cúng tiễn ông bà và hóa vàng, thủ tục coi như kết thúc Tết. 

- Cúng Tất niên, bữa cơm Tất niên cuối năm.

- Cúng giao thừa.

2. Dọn dẹp nhà cửa đón Tết: Tống cựu nghênh tân

2015, Casa AC, B.loft B.loft Salas de estilo moderno

 Dọn dẹp nhà cửa đón Tết là một truyền thống được duy trì và giữ gìn đến mức đã trở thành bản năng của mỗi người dân Việt Nam mỗi khi Tết đến. Công đoạn này có ý nghĩa là tiễn đưa tất cả những vấn đề của năm cũ, chuẩn bị đón năm mới với mong muốn một sự mới mẻ và may mắn hơn. Công việc dọn dẹp thường được bắt đầu rất sớm, ở một số tỉnh thành miền Nam đôi khi còn bắt đầu trước cả tháng. Tại miền Bắc, đa số mọi nhà bắt đầu việc dọn dẹp nhà cửa từ 23 tháng Chạp, cùng với lễ tiễn ông Công ông Táo về trời.

Trong thời điểm này, mọi thứ cũ trong nhà đều được chuẩn bị để thay mới. Bát đĩa được mang ra dọn rửa sạch sẽ. Mọi bụi bẩn trong nhà được quét sạch, đồng nghĩa tiễn biệt mọi xui xẻo, chuẩn bị đón một năm mới tinh khôi.

3. Chợ Tết

 Chợ Tết có không khí náo nhiệt và tấp nập hơn bình thường. Thời điểm này nhà nhà đều tích cực mua sắm, tích trữ đồ dùng, lương thực cho dịp Tết vì trong Tết hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa. Thêm vào đó, tháng Giêng là tháng ăn chơi, vãn cảnh, người ta không có thói quen tiêu pha mua sắm vào thời điểm này. Do đó, mọi nhà đều chuẩn bị hết mọi vật dùng mình cần vào trước Tết, cũng như thế, mọi cửa hàng, trung tâm siêu thị hầu hết đều có các đợt giảm giá, khuyến mãi trong thời điểm này. 

Thời điểm giáp Tết cũng là lúc có nhiều phiên chợ Tết độc đáo bắt đầu họp như chợ hoa, mở cửa cho người dân không chỉ mua sắm mà còn vãn cảnh.

4. Tục gói bánh chưng và soạn mâm ngũ quả

homify

Bánh chưng là loại bánh truyền thống của dân tộc ta, thường được để cúng giỗ và ăn trong ngày Tết với nguyên liệu đơn giản làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn. Công đoạn gói và nấu bánh chưng mất khá nhiều thời gian. Ngày nay chỉ còn một số ít gia đình còn tự tay gói bánh chưng dịp Tết, còn lại phần đông mọi người đặt mua bánh chưng gói sẵn. 

Mâm ngũ quả là mâm hoa quả có ít nhất 5 loại quả tượng trưng cho 5 nguyên tố ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, thể hiện sự sinh sôi phát triển và ước nguyện năm mới sinh sôi nảy nở, âm dương hòa hợp. Tùy mỗi miền mà có một cách sắp xếp mâm ngũ quả khác nhau. Ngày nay, đôi khi mâm ngũ quả thường có nhiều hơn 5 loại quả. 

5. Tục chơi hoa tết

Tùy từng vùng miền mà có cách chơi hoa Tết khác nhau. Ví dụ như loại hoa truyền thống ở miền Bắc là hoa đào, ở miền Nam lại là mai vàng. Ngày nay mỗi gia đình đều có cách chơi hoa và cây cảnh Tết khác nhau, không nhất thiết phải tuân theo truyền thống. 

6. Tục chơi tranh, câu đối

 Một số gia đình truyền thống còn có thói quen chơi tranh chữ, tranh dân gian hoặc câu đối với ý nghĩa tốt lành, hy vọng vào một năm mới như ý.

7. Đón giao thừa

homify

Khi xưa thời khắc giao thừa chuyển giao năm cũ và năm mới, mỗi nhà thường có tục đốt pháo trước cửa, với niềm tin tiếng pháo nổ sẽ xua đuổi ma quỷ, tà khí, đón may mắn vào nhà. Ngày này, tục đốt pháo đã bị hủy bỏ, chính quyền địa phương nghiêm cấm việc đốt pháp dịp Tết. Thay vào đó, tổ chức bắn pháo hoa đón năm mới ở nhiều địa điểm để dân chúng có thể xem. 

8. Xông nhà

Người ta quan niệm rằng người đầu tiên đến nhà vào dịp năm mới sẽ có ảnh hưởng đến may mắn và tài lộc năm mới của gia chủ. Do đó, mỗi nhà đều xem tuổi kỹ càng và chọn trước những người hợp tuổi mình để nhờ họ đến xông nhà với hy vọng một năm mới phát đạt. 

9. Hái lộc đầu xuân

homify

Đêm gia thừa hay những ngày đầu năm, nhiều người thường vãn cảnh hoặc thăm viếng chùa chiền cầu bình an cho năm mới. Khi đó họ thường hái lộc được treo sẵn trên cây mai hay đào được chuẩn bị sẵn trong chùa, thường là một câu đối hay lời chúc tốt lành. Ngoài ra, ở một số nơi, người dân còn có tục bẻ cành cây ven đường với quan niệm mang cành cây tươi mới về nhà thì mọi việc sẽ may mắn, mới mẻ, sinh sôi nảy nở như sức sống của cây.

10. Chúc Tết

homify

Có câu: mồng 1 tết cha, mồng 2 tết mẹ, mồng 3 tết thầy. Nghĩa là thường mùng 1 người ta hay đi chúc tết gia đình họ hàng bên nội. Mùng 2 dành cho bên ngoại. Còn mùng 3 là dịp để tri ân đến những người đã có công dạy dỗ mình thành tài. 

11. Tục lì xì, mừng tuổi

homify

Tục lì xì, hay tiền mừng tuổi năm mới là do ông bà, cha mẹ và người lớn trong gia đình dành cho trẻ em trong nhà vớ hy vọng con cháu hay ăn chóng lớn. Khi xưa tiền mừng tuổi thường là những tờ tiền còn mới với mệnh gia nhỏ. Mục đích chỉ là mang lại may mắn và an lành cho trẻ em. Tuy vậy, ngày nay tục này có chút biến chất và bị lợi dụng làm biến đổi ý nghĩa ban đầu của nó. 

12. Khai bút đầu xuân

homify

Dù đang nghỉ Tết, mùng 2 đẹp ngày bạn đừng quên khai bút đầu xuân để mang đến may mắn cho công việc và học tập nhé. Ở một số thành phố, người ta khai bút đầu xuân bằng cách đi xin chữ thầy đồ. 

13. Tránh quét nhà 3 ngày đầu năm

homify

Từ Giao thừa cho đến 3 ngày đầu năm, tránh việc quét dọn nhà cửa với quan niệm lúc này mà quét dọn tức là quét luôn cả may mắn và tài vận ra khỏi cửa. 

14. Tránh đòi nợ, vay tiền

French Bulldog Ceramic Money Box homify Casas modernas Accesorios y decoración

Năm mới tránh tuyệt đối việc đòi nợ hay vay mượn tiền bạc. Hãy giải quyết mọi vấn đề nợ nần tiền bạc trước Tết để tranh bị xui xẻo kéo dài sang năm mới. 

15. Tránh cãi vã, khóc lóc hay làm vỡ chén bát

homify

Việc cãi vã, khóc lóc hãy làm vỡ đồ dùng được tin là điềm không tốt. Do đó, trong dịp Tết, mọi người thường cư xử hòa thuận, vui vẻ với nhau, tránh va chạm dẫn đến dông cả năm 

Tham khảo thêm:

Cách chọn và cắm hoa theo chất liệu lọ hoa: thủy tinh, pha lê, gốm, gỗ, đồng

Hướng dẫn bảo trì và làm mới 15 món đồ gia dụng nhà nào cũng có

¿Necesitas ayuda con tu proyecto?
¡Contáctanos!

Destacados de nuestra revista